Khi còn ở trong bụng mẹ, bé đã nhận được lượng sắt tự nhiên đủ cho sự phát triển trong 6 tháng đầu tiên, nên ở giai đoạn tròn 6 tháng tuổi lượng sắt đã không còn đáp ứng đủ cho nhu cầu tăng trưởng. Hơn nữa, cơ thể bé đã sẵn sàng cho việc đón nhận dinh dưỡng từ các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển tiếp theo với nhiều hoạt động hơn.
Vì vậy, mẹ nên bắt đầu cho bé để bổ sung chất sắt từ một chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý, đảm bảo đủ bốn nhóm chất dinh dưỡng cần thiết: nhóm chất bột đường, nhóm chất đạm, nhóm rau củ và trái cây, nhóm chất béo.
Hôm nay, AA sẽ bật mí những thông tin giúp các mẹ tập cho bé ăn dặm đúng cách, các mẹ cùng tham khảo nhé!
Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
giúp não bộ và vận động thể chất của bé phát triển tốt hơn
1. Cho bé ăn dặm đúng thời điểm
Vì sao không nên cho bé ăn dặm khi 4 tháng tuổi?
Không ít mẹ muốn bé yêu của mình tăng cân và phát triển nhanh nên đã cho bé ăn dặm khi bé mới 4 tháng tuổi. Thế nhưng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mẹ chỉ nên bắt đầu cho bé ăn dặm từ khi được tròn 6 tháng tuổi, vì lúc này hệ tiêu hóa của bé lúc này mới phát triển tương đối hoàn chỉnh để có thể hấp thu những thực phẩm đặc và phức tạp hơn sữa mẹ.
Các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé khi ăn dặm quá sớm
- Bé có nguy cơ giảm sức đề kháng, suy dinh dưỡng do ăn dặm sớm khiến bé dễ chán sữa mẹ, bú ít đi dẫn đến việc thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng từ sữa mẹ.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì vì quen ăn nhiều hay được bồi bổ quá mức.
- Bé dễ bị dị ứng thực phẩm do hệ tiêu hóa khi bé 4 tháng tuổi vẫn chưa hoàn thiện, đặc biệt là những bé có cơ địa nhạy cảm.
- Thận và dạ dày của bé sẽ dễ bị tổn thương do phải hoạt động quá mức trong khi lại chưa phát triển hoàn thiện.
- Bé dễ bị sặc và nghẹn thậm chí có thể bị tắc nghẽn đường thở vì khi chưa đủ 6 tháng tuổi, các cơ hàm, lưỡi, hầu, họng của bé chưa hoạt động phối hợp nhuần nhuyễn, đồng thời phản xạ nuốt cũng chưa được điều hòa, lưỡi chưa đẩy được thức ăn vào đúng đường tiêu hóa nên bé dễ bị sặc và nghẹn.
- Dạ dày của bé sẽ dễ bị tổn thương do lớp niêm mạc bề mặt và lớp dịch nhầy còn mỏng nhưng lại phải co bóp mạnh mẽ, chịu sự cọ xát của thực phẩm.
- Có nguy cơ cao bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa vì hệ tiêu hóa non nớt chưa đủ men để xử lý tinh bột và những thức ăn phức tạp khác.
- Dạ dày chứa lượng lớn thức ăn dặm sẽ khiến bé bị đầy bụng, khó tiêu, gây khó ngủ.
Do đó, chỉ tập cho bé ăn dặm khi bé khoảng 6 tháng tuổi để giúp bé phát triển tốt hơn và tránh mắc các bệnh về đường tiêu hóa các mẹ nhé!
2. Cho bé ăn dặm từ loãng đến đặc; từ vị ngọt tới vị mặn
Từ vị ngọt đến vị mặn:
Trong 6 tháng đầu đời, bé chỉ biết loại thức ăn duy nhất là sữa mẹ. Do đó, ở giai đoạn đầu của hành trình ăn dặm, mẹ nên dành thời gian cho bộ máy tiêu hóa của bé thích nghi dần bằng cách cho bé ăn dặm từ các món có vị ngọt trước như bột ngọt có vị sữa, bé sẽ dễ đón nhận món mới hơn nhờ có hương vị sữa quen thuộc. Sau đó, mẹ có thể cho bé chuyển sang các loại bột có vị mặn như thịt, cá…
Từ bột loãng đến bột đặc:
Do dạ dày của bé cần thời gian thích nghi với thực phẩm mới ngoài sữa mẹ, nên mẹ đừng quên nguyên tắc cho bé ăn từ loãng đến đặc nhé.
Bước đầu thức ăn cần được nghiền nhuyễn,
nên cho bé thử từ các món có vị ngọt trước.
3. Cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều
Khi đồng hành cùng con trong giai đoạn ăn dặm, hẳn là mẹ rất sốt ruột và mong muốn được nhìn thấy bé yêu của mình ăn thật ngon, thật nhiều để mẹ thấy yên tâm. Nhưng bé cần được tập ăn một cách khoa học, hợp lý, ăn từ ít đến nhiều để giúp cho bộ máy tiêu hóa còn non nớt của mình cũng như khả năng hấp thu chất dinh dưỡng được tốt hơn. Thế nên, các mẹ hãy kiên nhẫn khi tập cho bé ăn dặm đúng cách nhé!
Mẹ có thể bắt đầu giai đoạn ăn dặm bằng 1 đến 2 muỗng bột loãng, sau đó tăng lên 1/3 chén, rồi đến nửa chén… Cách ăn dặm như thế này sẽ nhẹ nhàng với hệ tiêu hóa còn non nớt, giúp bé dễ hấp thu mà vẫn cung cấp năng lượng cùng các dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu tăng trưởng và phát triển của bé.
Nên cho bé ăn từng ít một không nên quá lo lắng vì khẩu phần vẫn có sữa. Sau mỗi ngày bé quen dần sẽ tăng số lượng lên.
4. Cho bé ăn dặm từ một nhóm thực phẩm đến nhiều nhóm thực phẩm
Khi tập cho bé ăn dặm, các mẹ cần kiên nhẫn tập cho bé ăn từng nhóm thực phẩm một để cho bé làm quen và đồng thời cũng là để thử xem cơ thể bé có bị dị ứng với thực phẩm đó hay không, có bị rối loạn tiêu hóa không.
Sau giai đoạn làm quen và nhận biết thực phẩm mới (khoảng từ 5-7 ngày), mẹ có thể kết hợp nhiều nhóm thực phẩm với nhau để tăng cường chất dinh dưỡng cho bé yêu cũng như phong phú vị giác cho bé.
Để đảm bảo bữa ăn của bé luôn đầy đủ chất dinh dưỡng, mẹ nên kết hợp 4 nhóm thực phẩm sau theo tỷ lệ hợp lý:
Nhóm chất bột đường (gạo, khoai, yến mạch…)
Nhóm thực phẩm cung cấp năng lượng hàng ngày cho bé. Mẹ có thể nghiền cháo, khoai cho bé làm quen với nhóm thực phẩm này, hoặc nấu bột yến mạch cho thêm phong phú bữa ăn của bé.
Nhóm chất đạm
Cung cấp các axit amin cần thiết thúc đẩy sự tăng trưởng và phục hồi của tế bào. Mẹ chú ý không nên cho bé ăn quá nhiều đạm, vì sẽ gây hại đến hệ tiêu hóa còn non nớt của bé, nên cho bé ăn cả đạm động vật (gồm thịt, cá…) và đạm thực vật (các loại đậu đỗ…).
Nhóm rau củ và trái cây
Cung cấp vitamin và một số khoáng chất, chất xơ hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của bé. Tuy nhiên mẹ cần chú ý chế biến rau củ quả cho đúng cách như rửa rau dưới vòi nước, không dự trữ rau củ quá lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Nhóm chất béo
Là dung môi giúp các vitamin A,D,E,K… hòa tan hấp thu vào cơ thể. Mẹ có thể trộn 1 thìa dầu ăn (dầu mè/dầu gấc/oliu) vào thức ăn của bé sau khi nấu chín, hoặc cho bé dùng thêm phô mai, bơ…
Kết hợp 4 nhóm thực phẩm để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé
5. Không ép bé ăn
Khi mới tập ăn hoặc thử một thực phẩm mới, nếu bé đã không muốn ăn, mẹ không nên ép bé ăn mà thay vào đó có thể cho bé bú nhiều hơn. Việc bị ép buộc ăn có thể khiến bé hình thành tâm lý tiêu cực với ăn uống, làm bé sợ việc ăn dặm. Đây chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến bé biếng ăn.
Vì đây vẫn là giai đoạn ăn dặm, nghĩa là chỉ bổ sung thực phẩm mới bên cạnh sữa – thức ăn chính của bé. Do đó, nếu bé tỏ ý không muốn ăn, các mẹ cũng đừng ép bé nhé!
Hello! I could have sworn I’ve been to this blog before but after browsing through some of the post I realized it’s new to me. Anyways, I’m definitely happy I found it and I’ll be book-marking and checking back frequently!
Hello! I could have sworn I’ve been to this blog before but after browsing through some of the post I realized it’s new to me. Anyways, I’m definitely happy I found it and I’ll be book-marking and checking back frequently!
You made some nice points there. I looked on the internet for the subject matter and found most individuals will agree with your site.
I really enjoy the blog.Really thank you! Really Cool. Hilton Boer