8 tác dụng của vitamin E tốt cho sức khỏe | AA STOP & SHOP

8 tác dụng của vitamin E tốt cho sức khỏe

Tác dụng của vitamin E không chỉ dừng ở việc chăm sóc sắc đẹp, mà còn giúp bạn mang đến nhiều lợi ích quan trọng đối với sức khỏe tổng thể.

Vitamin E là tên chung của một nhóm 8 hợp chất có đặc tính chống oxy hóa. Mặc dù dạng tự nhiên của vitamin E tồn tại trong 8 biến thể hóa học, nhưng chủ yếu vẫn là dạng alpha-tocopherol giúp đáp ứng nhu cầu của con người và có tính sinh học cao nhất. Do đó, hầu hết công dụng của vitamin E đều bắt nguồn từ dạng này.

Vậy cụ thể vitamin E có tác dụng gì mà tốt cho sức khỏe nhé!

1. Tác dụng vitamin E: Làm đẹp da

Bên cạnh việc làm sạch da hằng ngày, bạn cần áp dụng nhiều cách chăm sóc khác để có làn da đẹp. Alpha-tocopherol là chất chống oxy hóa tan trong chất béo dồi dào nhất trong da. Khi lượng vitamin này thấp sẽ khiến da suy yếu. Trong khi đó, vitamin E có thể củng cố hàm lượng alpha-tocopherol để da khỏe mạnh.

Vậy vitamin E có tác dụng gì cho da? Giống như trong phần còn lại của cơ thể, vitamin E có tác dụng ngăn ngừa tổn thương gốc tự do trên da và có thể giúp ngăn ngừa tác hại của tia cực tím. Vì khả năng hoạt động như một hợp chất chống viêm, vitamin E giúp ngăn ngừa sưng và phù da. Đồng thời, vitamin E cũng mang lợi ích trong việc ngăn ngừa phát ban và các tình trạng khác xuất phát từ viêm da mãn tính.

2. Tác dụng của vitamin E: Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Uống vitamin E có tác dụng gì đối với những người bị stress oxy hóa cao? Dưỡng chất này có thể bảo vệ tim, đặc biệt đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc đang chạy thận nhân tạo. Các nghiên cứu khác cho thấy rằng khi được sử dụng đơn lẻ và không có chất chống oxy hóa khác, vitamin E giúp giảm đến 20% nguy cơ đau tim ở người bệnh.

Cholesterol đóng vai trò cần thiết cho hoạt động của dây thần kinh, tế bào và hormone. Tuy nhiên khi cholesterol bị oxy hóa sẽ trở nên có hại cho cơ thể, đặc biệt là mạch máu, hệ thống tim mạch. Các nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng vitamin E ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol. Do đó, bạn nên bổ sung vitamin E nhằm duy trì mức cholesterol lành mạnh trong cơ thể.

3. Tác dụng của vitamin E: Hỗ trợ thị lực

tác dụng của vitamin E giúp hỗ trợ thị lực

Uống vitamin E có tác dụng gì cho mắt của bạn? Một nghiên cứu cho thấy khi vitamin E được sử dụng kết hợp với vitamin C, vitamin A và kẽm đã giúp làm giảm 25% thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác (AMD). Bên cạnh đó, nghiên cứu khác cho thấy nguy cơ 5 năm đối với bệnh đục thủy tinh thể thấp hơn tới 60% đối với những người sử dụng chất bổ sung có chứa a-tocopherol trong tự nhiên.

Việc sử dụng vitamin E và vitamin A liều cao hàng ngày có thể giúp cải thiện thị lực ở những người trải qua phẫu thuật mắt bằng laser. Tuy nhiên bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh tác dụng phụ do dùng thuốc quá liều.

4. Công dụng vitamin E: Cải thiện cơ khớp

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin E có thể làm giảm đau khớp ở người ít và có vận động sau 6 tuần bổ sung liều lượng 400 IU. Đây là bằng chứng về tác dụng của vitamin E giúp mang lại lợi ích đối với các tổn thương viêm xương khớp.

Công dụng của vitamin E còn có thể giúp cải thiện sức bền thể chất bằng cách tăng năng lượng và giảm mức độ căng thẳng oxy hóa trên cơ bắp của bạn sau khi tập thể dục. Đồng thời, vitamin E cũng có thể cải thiện sức mạnh cơ bắp, loại bỏ mệt mỏi bằng cách thúc đẩy lưu thông máu, củng cố các thành mao mạch và nuôi dưỡng các tế bào cơ.

5. Tăng cường miễn dịch

tác dụng của vitamin E giúp tăng cường miễn dịch

Khi bạn già đi, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ bắt đầu suy giảm, tuy nhiên công dụng của vitamin E có thể giúp làm chậm lại quá trình này. Trong một loạt các nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn 1990-1997, người ta cho rằng việc bổ sung vitamin E cho người cao tuổi có thể giúp tăng cường đáp ứng miễn dịch của họ.

Vitamin E đôi khi được sử dụng để làm giảm tác dụng có hại của phương pháp điều trị y tế, chẳng hạn như xạ trị và lọc máu trong điều trị ung thư. Điều này là do tác dụng của vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ chống lại các gốc tự do trong cơ thể nhằm làm giảm tác dụng phụ không mong muốn của thuốc gây rụng tóc hoặc tổn thương phổi.

Nhiều bằng chứng cho thấy chế độ ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin E có thể cải thiện khả năng miễn dịch của tế bào bằng cách tạo ra sự biệt hóa cao hơn trong các tế bào T (tế bào miễn dịch) chưa trưởng thành. Vitamin E cũng có thể giúp cải thiện thời gian phục hồi cơ quan trong cơ thể sau khi điều trị bức xạ.

6. Cân bằng nội tiết tố

Tác dụng của vitamin E đóng vai trò quan trọng trong hệ thống nội tiết và thần kinh, hoạt động để cân bằng hormone một cách tự nhiên. Các triệu chứng mất cân bằng nội tiết tố có thể bao gồm hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), tăng cân, dị ứng, nhiễm trùng đường tiết niệu, thay đổi trên da, lo lắng và mệt mỏi.

Bằng cách giúp cho hormone cân bằng, vitamin E sẽ làm bạn duy trì cân nặng khỏe mạnh, giữ chu kỳ kinh nguyệt đều đặn và cơ thể nhiều năng lượng hơn.

7. Tác dụng của vitamin E: Giúp tóc khỏe đẹp

tác dụng của vitamin E giúp tóc khỏe đẹp

Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp giảm tác hại của môi trường đối với tóc của bạn. Đồng thời cũng có thể thúc đẩy lưu thông đến da đầu. Vitamin E dạng dầu có thể giữ lại độ ẩm tự nhiên cho làn da, giúp vùng da đầu của bạn không bị khô và bong tróc.

Vitamin E là một trong những loại vitamin tốt cho tóc giúp cho mái tóc của bạn trông khỏe mạnh và tươi tắn hơn. Bạn có thể thoa một vài giọt dầu vitamin E lên tóc, đặc biệt khi tóc bạn có dấu hiệu trông khô và xỉn màu.

Bạn có thể quan tâm: Cách làm tinh dầu trà xanh đơn giản mà hiệu quả bất ngờ.

8. Ngăn ngừa gãy móng

Móng tay chân trở nên giòn, dễ gãy thường là một dấu hiệu của quá trình lão hóa tự nhiên, nhưng cũng có thể là do nhiễm nấm và các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác. Tác dụng của vitamin E có thể giúp điều trị tình trạng móng tay giòn nhờ khả năng giúp cải thiện hydrat hóa và tăng sự dẻo dai của móng. Cách bôi vitamin E dạng dầu thường xuyên 5 phút mỗi ngày có thể làm giảm đáng kể nguy cơ nứt hoặc gãy móng tay hoặc chân.

Trong cơ thể con người, tác dụng của vitamin E giúp chống oxy hóa mạnh mẽ và xuất hiện phổ biến trong các loại thực phẩm như các loại hạt, cá, nhiều loại trái cây và rau quả. Các sản phẩm chăm sóc da thường chứa loại vitamin này.

Những thông tin trên hy vọng có thể giúp bạn hiểu thêm về những tác dụng của vitamin E đối với sức khỏe. Đây là loại vitamin trong dầu có thể gây ra tác dụng phụ nếu bạn dùng không đúng liều lượng, do đó, bạn hãy thảo luận cùng bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn nhé!

Có nên trị sẹo bằng vitamin E không?

Có nên trị sẹo bằng vitamin E không?

Nhiều chị em thường truyền tai nhau về cách trị sẹo bằng vitamin E. Liệu rằng vitamin E có thể giúp ngăn ngừa sẹo hay đó chỉ là bí kíp truyền miệng không chứng thực? Cùng đọc bài viết sau để tìm hiểu thực hư điều này bạn nhé!

Những bí quyết truyền miệng của các bà nội trợ thật sự phát huy công dụng, nhưng đôi khi đó chỉ là lời đồn đoán không hơn không kém. Trước khi bắt đầu sử dụng phương pháp nào, tốt nhất bạn nên tìm hiểu thật kỹ các thông tin. Trị sẹo bằng vitamin E cũng là một trong những trường hợp như thế.

Tác dụng của vitamin E trong điều trị sẹo

Một nghiên cứu cho thấy rằng vitamin E và thuốc mỡ Aquaphor không có gì khác nhau trong việc chữa lành 90% các vết sẹo ở những người gặp các vấn đề về da do ung thư. Tuy nhiên, một phần ba số người tham gia thử nghiệm sử dụng phương pháp trị sẹo bằng vitamin E đã bị viêm da tiếp xúc với các triệu chứng thường gặp là ngứa, phát ban đỏ.

Một nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng, trẻ em có vết sẹo do phẫu thuật, khi dùng vitamin E 3 lần/ngày đã ngăn được sẹo lồi phát triển thêm. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, bằng cách sử dụng tinh dầu vitamin E dạng bôi trong điều trị sẹo, đặc biệt là trước và sau khi phẫu thuật giúp cải thiện vết thương, khiến chúng mau lành lại. Song, bạn cũng nên hấp thụ vi chất này qua thức ăn hoặc dùng chất bổ sung để giúp cơ thể lành sẹo nhanh hơn.

Những bằng chứng trên cho thấy, vitamin E phát huy hiệu quả tốt hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa của mỗi người.

Nguồn cung cấp vitamin E nào tốt?

Cách tốt nhất để hấp thụ vitamin E là từ thực phẩm. Vitamin E có nhiều trong rau xanh, các loại hạt, ngũ cốc. Tuy nhiên, uống quá nhiều vitamin E bổ sung đôi khi sẽ gây hại. Bạn không nên tiêu thụ nhiều hơn 1.000 mg/ngày dưới dạng tự nhiên hoặc 670 mg/ngày ở dạng tổng hợp. Nó sẽ làm giảm lượng máu, tăng nguy cơ xuất huyết và thậm chí gây ra xuất huyết não.

Những nhược điểm khi trị sẹo bằng vitamin E

Nhiều chuyên gia cho rằng việc trị sẹo bằng vitamin E là không cần thiết. Theo các nghiên cứu về vấn đề này cho biết hiện nay vẫn chưa có bằng chứng mang tính xác thực nào về công dụng điều trị mà vitamin E mang lại trong việc cải thiện thẩm mỹ của vết sẹo. Bên cạnh đó, vitamin E còn có nguy cơ cao dẫn đến viêm da. Chính vì vậy, bạn hãy cân nhắc và hạn chế sử dụng chúng khi không cần thiết.

Ngoài ra, nhiều người cho rằng vitamin E và các sản phẩm trị sẹo khác như hydrogen peroxide làm phá vỡ quá trình hồi phục tự nhiên của sẹo và là nguyên nhân khiến mô sẹo hình thành mạnh mẽ thay vì hạn chế liên kết của chúng để ngăn chặn sẹo.

Ngoài ra, viêm da tiếp xúc kích ứng hay phát ban chính là những tác dụng phụ của việc sử dụng dầu vitamin E. Để tránh phát ban, bạn hãy đọc kỹ thành phần của dầu, sau đó thoa một ít dầu lên khuỷu tay và để trong vòng 24 đến 48 giờ. Nếu vùng da đó không bị phát ban, thì bạn có thể sử dụng dầu vitamin E lên vùng sẹo mà bạn muốn chữa trị.

Ngăn ngừa sẹo hình thành trên da

Có rất nhiều cách hữu hiệu bạn có thể sử dụng để ngăn ngừa sẹo mà không cần sử dụng dầu vitamin E.

Bạn cần lưu ý rằng với những vết cắt hay cào xước, bạn đừng cạy bỏ mài đóng trên vết thương. Bất kể nó có ngứa cách mấy, bạn cũng không nên đụng đến. Vì nếu bạn thực hiện thao tác này nhiều lần, cơ thể sẽ sản sinh những lớp mô dày hơn để che lên vết thương, tình trạng này sẽ để lại sẹo trên da.

Bất kể sẹo của bạn gây nên bởi nguyên nhân gì, thì việc quan trọng nhất mà bạn nên làm là hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành điều trị cũng như cần suy xét kỹ càng lúc bắt đầu sử dụng mọi sản phẩm.

Vitamin E có thể là một liệu pháp trị sẹo, ngăn ngừa sẹo hữu hiệu, nhưng sẽ tùy vào từng cơ địa và loại da của mỗi người. Nó đồng thời cũng tiềm ẩn các tác dụng phụ không mong đợi, vì vậy hãy nên xem xét kỹ càng về việc sử dụng chúng bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.