Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ | AA STOP & SHOP

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Hăm là biểu hiện da bị viêm ở các vùng nếp gấp, nóng và ẩm là yếu tố chính, bên cạnh đó do sự cọ xát giữa các nếp gấp đi kèm tác động do mồ hôi, phân, nước tiểu có thể làm da tổn thương nặng hơn gây trầy xước da và bội nhiễm.

Hăm là chứng bệnh thường gặp ở trẻ em từ sơ sinh cho đến người lớn. Ở trẻ em, hăm hay gặp từ 9 đến 12 tháng tuổi, nhất là trẻ em mập mạp, hoặc ra mồ hôi nhiều, những bé khi dùng tã đi kèm ứ đọng nước tiểu, ứ đọng phân do tiêu chảy, thường xảy ra thời điểm bắt đầu ăn thức ăn đặc hoặc bé dùng kháng sinh kéo dài, hoặc nếu mẹ dùng kháng sinh và đang cho con bú. Vậy đâu là cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh đúng cách?

Triệu chứng hăm:

  • Các nếp kẽ trên chuyển thành đám đỏ, trợt, rỉ dịch, do cọ sát, đám trợt loét rỉ dịch và gây đau.
  • Nếu bội nhiễm vi trùng và nấm có thể làm sưng tấy tổn thương, làm chảy mủ và rỉ dịch nhiều hơn.
  • Vị trí: các nếp cổ, nếp bẹn, kẽ mông, kẽ sau tai, có khi ở rốn, các ngấn da và vùng xung quanh hậu môn (khi trẻ bị tiêu chảy).

Nguyên nhân gây ra hăm tã

  • Vùng da hoặc nếp gấp bị ẩm ướt do mồ hôi hoặc để tã ướt hoặc bẩn quá lâu.
  • Cọ xát với tã.
  • Nhiễm nấm.
  • Nhiễm khuẩn.
  • Dị ứng với tã lót.

Cách trị hăm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Mẹ lưu ý càng nhỏ tuổi da bé càng mỏng manh, da dễ bị tổn thương, dễ bị nhiễm trùng hơn, vì vậy điều trị càng cẩn thận hơn.

  • Một số sản phẩm dạng bôi như cream, thuốc mỡ hay phấn rôm: Các sản phẩm này nhằm xoa dịu làn da của trẻ hoặc tạo ra một hàng rào bảo vệ – hoặc có cả hai tác dụng.
  • Bôi vào vùng da bị hăm sau khi làm sạch nhẹ nhàng, mẹ có thể dùng oxit kẽm hoặc calamine lotion.
  • Nếu mẹ sử dụng phấn rôm cho trẻ em, tránh xa khuôn mặt bé. Bột talc trong phấn rôm có thể gây ra bệnh lý đường hô hấp ở trẻ.
  • Cream có hydrocortisone, có thể sử dụng, nhưng nên hỏi bác sĩ trước nhé, vì việc sử dụng kéo dài hay không đúng vị trí có thể gây tổn thương da bé.
Cách Trị Hăm Cho Trẻ Sơ Sinh

Cách trị hăm tã ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh

  • Thường xuyên kiểm tra tã của em bé, và thay tã ngay sau khi bị ướt hoặc bẩn.
  • Sử dụng nước sạch. Nên sử dụng xà bông dành cho trẻ em để rửa nếu như bé có đại tiện.
  • Lau nhẹ vào khu vực ẩm ướt , thay vì chà xát.
  • Nếu mẹ sử dụng khăn lau, hãy chọn khăn mịn và sạch. Cố gắng tránh những khăn hay giấy vệ sinh có mùi thơm hoặc cồn. Áo quần nên chọn vải cotton giúp hút mồ hôi tốt hơn.
  • Đảm bảo khu vực này hoàn toàn sạch sẽ và khô ráo trước khi mặc áo quần hay tã mới cho bé.
  • Chọn tã có chất lượng tốt và size vừa với bé. Chọn áo quần khác hoặc thay đổi chất tẩy rửa khi giặt áo quần cho bé.
  • Tạm thời mẹ không nên cho bé mặc tã khi bé bị hăm tã để giúp da trẻ lành nhanh hơn.
  • Để hạn chế và cải thiện trình trạng hăm tã của bé, mẹ nên rửa tay trước và sau mỗi lần thay tã.

Mẹ nên cho bé khám bác sĩ khi:

  • Phát ban trở nên nặng hơn hoặc không đáp ứng với điều trị trong 2 hoặc 3 ngày.
  • Bé bị sốt hoặc có vẻ chậm chạp không năng động như thường lệ.
  • Mẹ thấy các mụn mủ màu vàng, hoặc rỉ dịch vàng hay tổn thương có vẻ sưng nề ở vùng da bị hăm. Đây có thể là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn đòi hỏi kháng sinh.
  • Mẹ có thể nghi ngờ các triệu chứng của nhiễm nấm men:

+ Vùng da đỏ sưng kèm có vảy trắng.

+Các nốt sẩn đỏ ở chu vi vùng bị hăm hay khu vực tã lót.

+ Đỏ da kéo dài ở các nếp gấp của bé.

Trong những trường hợp này, mẹ nên cho bé đi bác sỹ để thăm khám và có cách điều trị thích hợp. Chúc Bé khỏe mẹ vui !

Trước khi tiến hành việc tăng cung sữa cho mẹ, bạn phải đảm bảo rằng đây đúng là những gì bạn cần làm. Một số bà mẹ tự cho rằng họ không có đủ sữa cho bé hoặc dòng sữa quá yếu hay kém chất lượng. Bé quấy khóc trong lúc bú mẹ làm nhiều người mẹ tưởng rằng do mẹ ít sữa. Các dấu hiệu như khóc, khó chịu, quấy mẹ thường có thể do bé bị kích thích hoặc quá mệt mỏi hơn là bị đói do thiếu sữa bởi mẹ ít sữa.

Ngay cả khi đúng là mẹ ít sữa thật thì cũng có thể chỉ do yếu tố tạm thời. Sau vài ngày ăn uống bổ sung và nghỉ ngơi thì mẹ lại có thể phục hồi dòng sữa như bình thường.

Trong vài tháng đầu, trẻ sơ sinh thường đòi bú rất nhiều lần trong ngày (8-12 lần trong vòng 24 tiếng). Cho con bú thường xuyên như vậy làm mẹ bị mệt mỏi và giờ nghỉ ngơi bị gián đoán. Điều này có thể khiến mẹ nghi ngờ về lượng cung sữa của mình. Vậy mẹ cần biết những gì và làm sao để nhiều sữa cho con bú?

Hãy quan sát xem bé yêu có những biểu hiện được liệt kê dưới đây không:

  • Tăng cân đều đặn? Mức tăng bình quân cho bé sơ sinh dưới 3 tháng tuổi là 150-200gr/tuần, từ 3-6 tháng là 100-150gr/tuần, và từ 6-12 tháng là 70-90gr/tuần. (Tham khảo: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ)
  • Màu da của bé như thế nào? Các bắp tay bắp chân của bé ra sao? Bạn có cảm nhận sự thay đổi tốt hơn khi trẻ tăng cân?
  • Những bộ quần áo của bé có bị chật dần? Bé có các ngấn trên cánh tay/chân không hay nhìn gầy gò như “da bọc xương”?
  • Cân nặng của trẻ quay về thời điểm mới sinh hay hơn 2 tuần tuổi?
  • Theo dõi phần trăm tăng trưởng của bé về cân nặng, chu vi đầu và chiều dài đầu?
  • Tâm trạng bé vui vẻ hay khó chịu? Bé có hay ngủ và rất khó thức hay không?
  • Bé có ti mẹ tích cực? Bé có háu đói mỗi lần cho bú, thức dậy và đòi bú thường xuyên?
  • Bạn có phải thay tã cho bé ít nhất 6 cái mỗi ngày? Phân bé có màu vàng và mềm? Mặc dù bé không đi ngoài thường xuyên nhưng miễn là phân bé mềm có nghĩa là lượng sữa bé uống là đủ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.